Thước xám Greyscale

Compare

Thước xám

Greyscale

Model : A02, A03

Hãng : SDC

Xuất xứ : USA

SDCE Grey Scale (Standard Deviation Color Evaluation)

  • Là một thang đo dùng trong đánh giá độ bền màu và sự thay đổi màu sắc của vải hoặc sản phẩm trong ngành công nghiệp dệt và may mặc. Thang đo này giúp đánh giá sự khác biệt trong màu sắc theo các mức độ từ 1 đến 5, tương tự như thang độ xám (greyscale) tiêu chuẩn, nhưng nó có thể xem xét nhiều yếu tố hơn về độ chính xác trong màu sắc và độ bền.
  • Về cơ bản, SDCE Grey Scale được sử dụng nhằm:
  1. Đánh giá chất lượng màu sắc: Xác định khả năng giữ màu của vải khi tiếp xúc với các yếu tố như ánh sáng, nước, hoặc ma sát.
  2. So sánh giữa các mẫu: Giúp nhà sản xuất và người tiêu dùng dễ dàng nhận biết sự khác biệt về màu sắc giữa các sản phẩm.
  3. Cải tiến quy trình nhuộm: Cung cấp thông tin hữu ích cho việc điều chỉnh quy trình sản xuất để cải thiện độ bền màu.

Giới thiệu

  • Thước Xám (tiếng Anh: Grayscale) là loại dụng cụ được dùng trong ngành dệt may để kiểm tra độ bền màu nhuộm của sản phẩm như vải và các sản phẩm nhuộm khác.
  • Thước xám (Grayscale) được sản xuất theo các tiêu chuẩn như: AATCC, ISO, JIG, BG…

Phân loại 

  1. Thước xám đo độ bền màu – GreyScale for color change

Thước xám dùng để đo độ bền màu (tiếng Anh: GreyScale for color change) được thiết kế bao gồm mười cặp màu xám. Những cặp màu này đánh số từ 1 đến 5.

  • Ở cấp số 5 có hai màu xám giống hệt nhau điều này chứng tỏ độ bền màu rất tốt.
  • Ở cấp số 1 màu xám cho thấy sự tương phản lớn nhất cho ta thấy được độ bền màu là kém
  • Ở cấp số 2, 3, 4 có sự tương phản trung bình, mức độ tương phản tăng dần từ 5 xuống 1 cho ta thấy được độ bền màu trung bình tăng dần từ 5 -> 1.

Mẫu màu sau khi kiểm tra sẽ được so màu với mẫu màu ban đầu (không xử lý kiểm tra) và so sánh độ tương phản trong tủ soi màu, dựa vào thang trên thước xám (Grayscale) này để đánh giá. Khi không có sự thay đổi về màu sắc của mẫu kiểm tra mẫu so với màu ban đầu , mẫu đó sẽ được phân loại là 5 tức là độ bền màu rất tốt. Tương tự, sự thay đổi màu của mẫu quá nhiều gây ra mức tương phản như cặp xám số 1, nó sẽ bị đánh giá độ thay đổi màu cấp 1, hay là độ bền màu rất kém.

2. Thước xám đo chạy màu – GreyScale for staining.

Thước xám dùng để đo chạy màu (GreyScale for staining) được thiết kế bao gồm mười cặp màu trắng và xám. Những cặp màu này được đánh số từ 1 tới 5.

  • Ở cấp số 5 có hai mày bao gồm hai màu trắng giống hệt nhau. Điều này chứng tỏ màu không xảy ra hiện tượng chạy màu (dây màu, lem màu).
  • Ở cấp số 1 có hai màu bao gồm một màu xám và một màu trắng với cường độ màu khác biệt lớn nhất trong thang màu. Điều này cho thấy sự tương phản lớn, từ đó ta có thể nhận xét được rằng hiện tượng chạy màu diễn ra là rất lớn, nên suy ra độ bền màu của vật liệu thử nghiệm là Kém nhất
  • Ở cấp số 2, 3, 4 có sự tương phản trung bình, mức độ tương phản tăng dần từ 5 xuống 1 với mức độ tương phản tăng dần. Điều này cho ta biết mức độ bền màu của vật liệu thử nghiệm giảm dần từ 5  xuống 1.

  • Mẫu màu sau khi kiểm tra sẽ được so màu với mẫu màu ban đầu (không xử lý kiểm tra) và so sánh độ tương phản trong tủ soi màu, dựa vào thang trên thước xám này để đánh giá. Khi không có hiện tượng chạy màu xảy ra (dây màu, lem màu) thì mẫu đó được xếp loại ở cấp số 5, tức là độ bền màu vật liệu là tốt nhất. 

Những tiêu chuẩn của thước xám

Thước xám (Grayscale) thường được sản xuất theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Tùy thuộc vào thị trường hay yêu cầu trong hợp đồng đối tác khách hàng thì chúng ta sẽ sử dụng các loại thước xám theo những tiêu chuẩn đó.

Những tiêu chuẩn gồm có hiện này

  • Tiêu chuẩn AATCC áp dụng cho thị trường Mỹ
  • Tiêu chuẩn ISO, SDC áp dụng cho thị trường Châu Âu.
  • Tiêu chuẩn JIS áp dụng cho thị trường Nhật Bản
  • Tiêu chuẩn GB áp dụng cho thị trường Trung Quốc.
  • Tiêu chuẩn ISO áp dụng chung cho nhiều quốc gia.

Chi tiết vui lòng liên hệ
Nguyễn Đức Nam- Kỹ sư kinh doanh

Cellphone: 0938129590

Email: namkt21@gmail.com

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thước xám Greyscale”

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top